50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...
-Quýdenver-
1. Một thoáng ấu thơ
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...
-Quýdenver-
1. Một thoáng ấu thơ
Mọi người trong làng đều gọi bác là “Phổ ngựa”, nhưng tôi lúc nào cũng gọi bác là bác Phổ. Bác Phổ thích ngựa, nuôi một con ngựa. Hầu hết người trong làng không thích ngựa nên cho bác là người gàn, dở hơi. Có người còn bĩu môi khinh thị, xì xào chê bai bác là nghèo rớt mồng tơi, miệng không đủ miếng ăn mà còn nuôi ngựa. Bác nghe thấy, chỉ cười, không nói gì.
Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa có ý niệm rõ rệt về sự cách biệt giầu nghèo giữa người này người nọ. Trước mắt tôi, ngôi nhà tranh ba gian hai chái của bác Phổ chẳng khác ngôi nhà ngói, cũng ba gian hai chái, của bố mẹ tôi bao nhiêu. Duy cái sân trước nhà bác có hơi chật hẹp thật đấy, nhưng cũng chỉ tại bác ngăn hơn nửa khu đất để làm chuồng nuôi ngựa. Tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại bĩu môi khinh thị, xì xào chê bai cái thú nuôi ngựa của bác Phổ và cho bác là người gàn, dở hơi.
Mẹ tôi nói bác Phổ chỉ có 5 sào ruộng. Bác để 3 sào ruộng trên “cánh đồng trước” cho vợ chồng đứa con gái, cùng ở chung với bác, canh tác. Nhưng ruộng cao, xa mương ngòi, thiếu nước nên chỉ canh tác được một vụ lúa mùa. Gặp những năm hạn hán, ít mưa, số lúa gạo thu hoạch không đủ dùng, bác phải ăn độn thêm khoai sắn. Còn 2 sào ruộng ở lưng đồi trên “cánh đồng sau”, bác trồng dâu để nuôi tầm. Nuôi tầm ươm tơ là một nghề phụ trong làng đối với một ít gia đình vì không có đủ ruộng nương để canh tác và không muốn làm công cho những người có nhiều ruộng nhưng neo người. Thường thì, những gia đình neo người phải mướn thêm người giúp việc từ những làng kế cận, đặc biệt là trong mùa gặt hái. Tuy vậy, người dân trong làng lại thích “khoe” cái nghề nuôi tầm ươm tơ phụ này bởi làng quê nào mà chẳng làm ruộng và cái nghề phụ này đã khiến cho làng tôi không giống những làng khác ở chung quanh!
Bác Phổ không có họ hàng xa gần với ai trong làng. Bác chỉ có một đứa con gái. Vợ bác chết sớm vì bệnh, nhưng không ai rõ bệnh gì. Khi đưa đám vợ bác, tôi thấy mẹ tôi khóc. Bác không lấy vợ kế, ở vậy nuôi con. Sau khi vợ chết được 4 năm, bác gả đứa con gái cho một anh chăn ngựa bên ấp Cổ-Be cách xóm chùa cuối làng hơn nửa cây số. Ấp Cổ-Be là đồn điền của một ông Phú-lăng-xa có cái tên là Colbert mà người làng thường gọi ông là Cổ- Be.
Ông Cổ-Be cũng là người thích ngựa. Ông mướn hai người để chăn nuôi 11 con ngựa và đứa con rể bác Phổ là một trong hai người đó. Bác thương đứa con rể mồ côi từ tấm bé, xin ông Cổ-Be cho vợ chồng nó về ở chung với bác để bố con sớm hôm đỡ đần nhau. Lúc đầu ông Cổ-Be không chịu, nhưng sau thấy bác Phổ cũng là người đồng điệu nên bằng lòng. Vả chăng, bác Phổ có hứa với ông Cổ-Be là nếu lúc nào có chuyện cần bác sẽ cho đứa con rể sang giúp.
Ông Cổ-Be là người không cùng chủng tộc với dân làng, nhưng ông lại được dân làng mến chuộng. Ông thường giúp dân làng, bỏ tiền thuê người đắp lại một khúc đường lầy lội hoăc khơi lại một khúc mương tắc nghẽn. Mỗi khi ông sang làng bắn chim, trẻ con xúm quanh để xem ông cầm que sắt thọc vào nòng súng nhồi đạn. Nhiều người nói rằng người như ông Cổ-Be thật là hiếm có.
Bố tôi là người kín tiếng. Tôi không biết bố tôi nghĩ gì về cái thú nuôi ngựa của bác Phổ. Tuy nhiên, đôi khi tôi thấy bố tôi và bác Phổ đứng dưới gốc cây bưởi, nói chuyện với nhau lâu cả nửa buổi. Khi nói chuyện, thỉnh thoảng hai người đưa tay chỉ trỏ về phía chuồng ngựa bên nhà bác Phổ, và xem ra cũng có chiều tâm đầu hợp ý. Có lúc tôi thấy con ngựa của bác Phổ ngóc đầu, vểnh hai tai nhọn hoắt như để nghe ngóng. Có khi nó ngước mõm hý lên một tiếng thật dài.
Mẹ tôi nói bác Phổ là một người tốt, bác chẳng bao giờ nặng lời, lớn tiếng với ai. Vào đầu những mùa ngô khoai, mẹ tôi thường gọi bác sang nhà, mời ăn mấy củ khoai luộc hoặc vài bắp ngô nướng. Tôi để ý, khi ăn khoai luộc bác Phổ ít nói gì, nhưng khi đưa bắp ngô nướng lên miệng thì thế nào bác cũng nói một câu. Có lần tôi nghe bác nói: “Ngô bẻ vừa đúng lúc, nướng lại vừa chín, gậm long nguyên cả hột, dẻo và thơm quá”.
Nhà bác Phổ ở cạnh nhà bố mẹ tôi, phía mặt trời lặn. Nhà bố mẹ tôi trông về hướng bắc còn nhà bác quay về hướng tây, bố tôi nói vậy. Cứ đến xế chiều, khi tôi vừa ở trường học về thì bóng cây sấu đầu hiên nhà bác đổ dài, che kín một khúc tường hoa thấp ngang lưng và một khoảng sân sau nhà bố mẹ tôi. Khúc tường hoa rợp bóng mát này là nơi tôi thường ngồi cạnh bác, nghếch tai chăm chú nghe bác kể chuyện. Tôi thấy bác ít khi nói chuyện lâu với ai. Nếu có gập ai, bác chỉ chào hỏi, nói một vài câu qua loa rồi rảo chân bước đi. Họa hoằn lắm mới thấy bác đứng lại chuyện trò, nhưng cũng chỉ kéo dài dăm ba phút. Ấy vậy mà, khi nói chuyện với tôi thì bác nói say sưa, dứt không ra. Bác nói với tôi đủ thứ chuyện, nhưng tôi thích nhất là nghe bác kể chuyện về ngựa.
Bác kể về con ngựa gỗ ở mãi tận đâu đâu xa lắm, trong bụng ẩn núp cả một đạo quân với đầy đủ binh khí, được lập mưu đưa vào thành rồi đạo quân mở bụng ngựa xông ra, châm lửa đốt thành khiến thành bị thất thủ. Bác kể về con ngựa sắt của Đức Thánh Gióng nước ta, vó lấn sâu, in thành các ao nước hình tròn chạy dọc từ Bạch Hạcđến Yên Viên. Đức Thánh Gióng đã nhổ tre làm roi ngựa, một mình với ngựa ấy phá tan giặc Ân rồi sau đó cả người và ngựa đều bay về trời. Bác kể về con ngựa Xích Thố lông đỏ như lửa của Đổng Trác mang tặng Lữ Bố để dụ hàng, sau lọt vào tay Tào Tháo khi Lữ Bố bị họ Tào bắt giết. Ngựa Xích Thố lại được Tào Tháo tặng cho Quan Công để giữ chân, và sau cùng Quan Công mắc kế Lữ Mông để mất thành và bị chém chết. Ngựa Xích Thố lọt vào tay tướng Đông Ngô, nhớ chủ cũ, bỏ ăn mà chết. Bác kể về con ngựa Bảo Nguyệt Ô Chung lông đen như mực của Uất Trì Cung, về con ngựa Huỳnh Biêu lông vàng như nghệ của Tần Thúc Bảo, về con ngựa Kim Bông lông trắng như tuyết của La Thành... Bác Phổ còn giải thích cho tôi hiểu thế nào là ngựa đi nước kiệu, thế nào là ngựa phi và tiếng ngựa hý nó dũng mãnh ra sao. Có những con ngựa hay, khi ra trận, hý lên một tiếng là cả một đạo quân địch tán loạn, hoảng hốt bỏ chay!
Vào những buổi trưa hè nắng cháy cuối tuần, nếu không bận bịu với mấy nong tầm và nếu thấy tôi thơ thẩn có mặt ở nhà, không theo bạn bè đi thả diều, đuổi bướm hay bắn chim, là y rằng bác Phổ lại đưa tay lên môi khẽ huýt sáo, ra hiệu rủ tôi theo bác dắt ngựa đến khu đồi thấp trên “cánh đồng sau”. Ở đấy có những luống sắn cao hơn đầu người, những vườn dâu đốn thấp đang trồi lá, hai cây gạo đầy hoa đỏ ối, và thỉnh thoảng có đàn cò trắng bay ngang rợp trời, với những tiếng kêu gọi nhau rổn rảng, cả làng nghe thấy. Khu đồi nối liền với ấp Cổ-Be bằng một con đường thẳng tắp. Hai bên đường cỏ may mọc cao tới đầu gối và loáng thoáng đó đây, một vài bông hoa dại màu vàng hiện ra như những nét chấm phá thật bắt mắt nhưng cũng thật là lạc lõng. Trên con đường này, bác Phổ thường cưỡi ngựa, ghìm cương đi nước kiệu hoặc bế tôi đặt lên lưng ngựa rồi thủng thỉnh dắt ngựa đi. Rất ít khi bố mẹ tôi từ chối khi tôi xin phép đi với bác Phổ trong những dịp như thế này.
Có một buổi, bác Phổ vào nhà kho mang ra cái yên ngựa bằng gỗ do bác tự đóng lấy. Mặt dưới yên ngựa có nhiều lượt vải lấy từ quần áo cũ, may dán chằng chịt để khỏi sây trầy lưng ngựa. Sau khi đặt nhẹ cái yên lên lưng ngựa, bác luồn hai sợi giây thừng qua dưới bụng ngựa và buộc chặt yên vào lưng ngựa. Hai sợi giây thừng này cũng được quấn bên ngoài bằng nhiều lượt vải. Mỗi lần đóng yên ngựa như thế,bác Phổ lại thầm ước làm sao kiếm được ít tiền, mua cái yên ngựa chế bằng da thứ thiệt như cái yên ngựa của ông Cổ-Be. Nghe nói ông Cổ-Be còm-măng cái yên ngựa đó từ bên Tây. Hôm ấy, bác Phổ không cưỡi ngựa, ghìm cương đi nước kiệu và cũng không bế tôi đặt lên lưng ngựa rồi thủng thỉnh dắt ngựa đi như mọi lần trước. Bác kéo tôi leo lên ngọn đồi, buộc ngựa vào một gốc sắn dưới bóng mát cây gạo rồi ngồi xuống, tựa lưng vào gốc cây gạo, duỗi thẳng hai chân về phía trước, mơ màng lim dim đôi mắt như đang nghĩ một điều gì. Còn tôi thì tung tăng, lang thang giữa những luống dâu, rình bắt vài con cào cào. “Cào cào giã gạo tao xem. Tao may áo đỏ áo đen cho mày”.
Trời đã đứng bóng. Không khí oi nồng vì im gió. Một vài nương dâu xanh không đủ sức làm dịu bớt cái nắng chói chang của buổi trưa hè. Thình lình, một chùm hoa gạo rơi xuống, làm bung mấy sợi tóc đã bạc màu trên trán khiến bác Phổ chợt tỉnh. Bác giơ tay vẫy tôi lại gần, kéo tôi ngồi xuống bên cạnh. Bác đưa mắt nhìn con ngựa giậm hai chân sau xuống đất kêu bồm bộp, rồi nói nhỏ như nói riêng với bác, nhưng tôi cũng nghe thấy. Bác nói những lời mà hồi đó tôi không hiểu, cho rằng chẳng ăn nhập gì với cái thú nuôi ngựa của bác: “Nghĩ thật hay. Con ngựa có bốn chân, nhưng chỉ có thể đá hậu mà không đá trước, đá ngang được. Muốn tránh bị ngựa đá thì đừng đứng sau ngựa. Con người có hai chân, nhưng lại có thể đá cảtứ phía. Cho nên, người có thể bị người đá bất cứ phía nào, khó biết đâu mà tránh!”
Bác Phổ chĩa ngón tay vẽ xuống đất những đường nét mà tôi không nhận ra bác định vẽ cái gì, con gì. Thấy bác có vẻ buồn, không vui như thường ngày nên tôi không dám hỏi. Không khí như có vẻ nặng nề thêm. Hoa trên cây gạo như thắm đỏ hơn. Cái nắng trưa hè như chói chang hơn. Trời vẫn im gió. Con ngựa không giậm chân xuống đất nữa, vểnh tai, ngửng đầu, đưa mắt nhìn bác Phổ. Chưa bao giờ tôi trải qua những giây phút như thế. Tôi đưa tay nắm bàn tay gầy guộc của bác, kéo bác đứng dậy. Bác nắm chặt tay tôi. Với cái nhìn thật xa bác Phổ nói thêm, nhưng lần này hình như không phải bác chỉ nói riêng với bác mà là nói cả với tôi: “Ngựa và chó là hai con vật rất trung thành với chủ. Chẳng có con ngựa nào hất chủ ngã xuống đất. Chẳng có con chó nào cắn lại chủ. Thế mà, người đời thật bất công, gọi con ngựa, con chó là loài khuyển mã! Đã đành khuyển là chó, mã là ngựa, nhưng khi nói đến hai chữ khuyển mã có ai nghĩ đó là những từ ngữ ngụ ý tốt đâu. Tội nghiệp cho con khuyển, con mã. Lòng trung thành của chúng kể cả loài người đã có mấy ai sánh kịp!”
Nói xong, bác Phổ cởi dây dắt ngựa ra về. Tôi lầm lũi bước theo. Hai bác cháu tôi không nói thêm một lời nào cho đến khi về tới nhà.
Denver, Colorado, tháng Tư 2000
* * *
Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa có ý niệm rõ rệt về sự cách biệt giầu nghèo giữa người này người nọ. Trước mắt tôi, ngôi nhà tranh ba gian hai chái của bác Phổ chẳng khác ngôi nhà ngói, cũng ba gian hai chái, của bố mẹ tôi bao nhiêu. Duy cái sân trước nhà bác có hơi chật hẹp thật đấy, nhưng cũng chỉ tại bác ngăn hơn nửa khu đất để làm chuồng nuôi ngựa. Tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại bĩu môi khinh thị, xì xào chê bai cái thú nuôi ngựa của bác Phổ và cho bác là người gàn, dở hơi.
Mẹ tôi nói bác Phổ chỉ có 5 sào ruộng. Bác để 3 sào ruộng trên “cánh đồng trước” cho vợ chồng đứa con gái, cùng ở chung với bác, canh tác. Nhưng ruộng cao, xa mương ngòi, thiếu nước nên chỉ canh tác được một vụ lúa mùa. Gặp những năm hạn hán, ít mưa, số lúa gạo thu hoạch không đủ dùng, bác phải ăn độn thêm khoai sắn. Còn 2 sào ruộng ở lưng đồi trên “cánh đồng sau”, bác trồng dâu để nuôi tầm. Nuôi tầm ươm tơ là một nghề phụ trong làng đối với một ít gia đình vì không có đủ ruộng nương để canh tác và không muốn làm công cho những người có nhiều ruộng nhưng neo người. Thường thì, những gia đình neo người phải mướn thêm người giúp việc từ những làng kế cận, đặc biệt là trong mùa gặt hái. Tuy vậy, người dân trong làng lại thích “khoe” cái nghề nuôi tầm ươm tơ phụ này bởi làng quê nào mà chẳng làm ruộng và cái nghề phụ này đã khiến cho làng tôi không giống những làng khác ở chung quanh!
Bác Phổ không có họ hàng xa gần với ai trong làng. Bác chỉ có một đứa con gái. Vợ bác chết sớm vì bệnh, nhưng không ai rõ bệnh gì. Khi đưa đám vợ bác, tôi thấy mẹ tôi khóc. Bác không lấy vợ kế, ở vậy nuôi con. Sau khi vợ chết được 4 năm, bác gả đứa con gái cho một anh chăn ngựa bên ấp Cổ-Be cách xóm chùa cuối làng hơn nửa cây số. Ấp Cổ-Be là đồn điền của một ông Phú-lăng-xa có cái tên là Colbert mà người làng thường gọi ông là Cổ- Be.
Ông Cổ-Be cũng là người thích ngựa. Ông mướn hai người để chăn nuôi 11 con ngựa và đứa con rể bác Phổ là một trong hai người đó. Bác thương đứa con rể mồ côi từ tấm bé, xin ông Cổ-Be cho vợ chồng nó về ở chung với bác để bố con sớm hôm đỡ đần nhau. Lúc đầu ông Cổ-Be không chịu, nhưng sau thấy bác Phổ cũng là người đồng điệu nên bằng lòng. Vả chăng, bác Phổ có hứa với ông Cổ-Be là nếu lúc nào có chuyện cần bác sẽ cho đứa con rể sang giúp.
Ông Cổ-Be là người không cùng chủng tộc với dân làng, nhưng ông lại được dân làng mến chuộng. Ông thường giúp dân làng, bỏ tiền thuê người đắp lại một khúc đường lầy lội hoăc khơi lại một khúc mương tắc nghẽn. Mỗi khi ông sang làng bắn chim, trẻ con xúm quanh để xem ông cầm que sắt thọc vào nòng súng nhồi đạn. Nhiều người nói rằng người như ông Cổ-Be thật là hiếm có.
Bố tôi là người kín tiếng. Tôi không biết bố tôi nghĩ gì về cái thú nuôi ngựa của bác Phổ. Tuy nhiên, đôi khi tôi thấy bố tôi và bác Phổ đứng dưới gốc cây bưởi, nói chuyện với nhau lâu cả nửa buổi. Khi nói chuyện, thỉnh thoảng hai người đưa tay chỉ trỏ về phía chuồng ngựa bên nhà bác Phổ, và xem ra cũng có chiều tâm đầu hợp ý. Có lúc tôi thấy con ngựa của bác Phổ ngóc đầu, vểnh hai tai nhọn hoắt như để nghe ngóng. Có khi nó ngước mõm hý lên một tiếng thật dài.
Mẹ tôi nói bác Phổ là một người tốt, bác chẳng bao giờ nặng lời, lớn tiếng với ai. Vào đầu những mùa ngô khoai, mẹ tôi thường gọi bác sang nhà, mời ăn mấy củ khoai luộc hoặc vài bắp ngô nướng. Tôi để ý, khi ăn khoai luộc bác Phổ ít nói gì, nhưng khi đưa bắp ngô nướng lên miệng thì thế nào bác cũng nói một câu. Có lần tôi nghe bác nói: “Ngô bẻ vừa đúng lúc, nướng lại vừa chín, gậm long nguyên cả hột, dẻo và thơm quá”.
Nhà bác Phổ ở cạnh nhà bố mẹ tôi, phía mặt trời lặn. Nhà bố mẹ tôi trông về hướng bắc còn nhà bác quay về hướng tây, bố tôi nói vậy. Cứ đến xế chiều, khi tôi vừa ở trường học về thì bóng cây sấu đầu hiên nhà bác đổ dài, che kín một khúc tường hoa thấp ngang lưng và một khoảng sân sau nhà bố mẹ tôi. Khúc tường hoa rợp bóng mát này là nơi tôi thường ngồi cạnh bác, nghếch tai chăm chú nghe bác kể chuyện. Tôi thấy bác ít khi nói chuyện lâu với ai. Nếu có gập ai, bác chỉ chào hỏi, nói một vài câu qua loa rồi rảo chân bước đi. Họa hoằn lắm mới thấy bác đứng lại chuyện trò, nhưng cũng chỉ kéo dài dăm ba phút. Ấy vậy mà, khi nói chuyện với tôi thì bác nói say sưa, dứt không ra. Bác nói với tôi đủ thứ chuyện, nhưng tôi thích nhất là nghe bác kể chuyện về ngựa.
Bác kể về con ngựa gỗ ở mãi tận đâu đâu xa lắm, trong bụng ẩn núp cả một đạo quân với đầy đủ binh khí, được lập mưu đưa vào thành rồi đạo quân mở bụng ngựa xông ra, châm lửa đốt thành khiến thành bị thất thủ. Bác kể về con ngựa sắt của Đức Thánh Gióng nước ta, vó lấn sâu, in thành các ao nước hình tròn chạy dọc từ Bạch Hạcđến Yên Viên. Đức Thánh Gióng đã nhổ tre làm roi ngựa, một mình với ngựa ấy phá tan giặc Ân rồi sau đó cả người và ngựa đều bay về trời. Bác kể về con ngựa Xích Thố lông đỏ như lửa của Đổng Trác mang tặng Lữ Bố để dụ hàng, sau lọt vào tay Tào Tháo khi Lữ Bố bị họ Tào bắt giết. Ngựa Xích Thố lại được Tào Tháo tặng cho Quan Công để giữ chân, và sau cùng Quan Công mắc kế Lữ Mông để mất thành và bị chém chết. Ngựa Xích Thố lọt vào tay tướng Đông Ngô, nhớ chủ cũ, bỏ ăn mà chết. Bác kể về con ngựa Bảo Nguyệt Ô Chung lông đen như mực của Uất Trì Cung, về con ngựa Huỳnh Biêu lông vàng như nghệ của Tần Thúc Bảo, về con ngựa Kim Bông lông trắng như tuyết của La Thành... Bác Phổ còn giải thích cho tôi hiểu thế nào là ngựa đi nước kiệu, thế nào là ngựa phi và tiếng ngựa hý nó dũng mãnh ra sao. Có những con ngựa hay, khi ra trận, hý lên một tiếng là cả một đạo quân địch tán loạn, hoảng hốt bỏ chay!
Vào những buổi trưa hè nắng cháy cuối tuần, nếu không bận bịu với mấy nong tầm và nếu thấy tôi thơ thẩn có mặt ở nhà, không theo bạn bè đi thả diều, đuổi bướm hay bắn chim, là y rằng bác Phổ lại đưa tay lên môi khẽ huýt sáo, ra hiệu rủ tôi theo bác dắt ngựa đến khu đồi thấp trên “cánh đồng sau”. Ở đấy có những luống sắn cao hơn đầu người, những vườn dâu đốn thấp đang trồi lá, hai cây gạo đầy hoa đỏ ối, và thỉnh thoảng có đàn cò trắng bay ngang rợp trời, với những tiếng kêu gọi nhau rổn rảng, cả làng nghe thấy. Khu đồi nối liền với ấp Cổ-Be bằng một con đường thẳng tắp. Hai bên đường cỏ may mọc cao tới đầu gối và loáng thoáng đó đây, một vài bông hoa dại màu vàng hiện ra như những nét chấm phá thật bắt mắt nhưng cũng thật là lạc lõng. Trên con đường này, bác Phổ thường cưỡi ngựa, ghìm cương đi nước kiệu hoặc bế tôi đặt lên lưng ngựa rồi thủng thỉnh dắt ngựa đi. Rất ít khi bố mẹ tôi từ chối khi tôi xin phép đi với bác Phổ trong những dịp như thế này.
Có một buổi, bác Phổ vào nhà kho mang ra cái yên ngựa bằng gỗ do bác tự đóng lấy. Mặt dưới yên ngựa có nhiều lượt vải lấy từ quần áo cũ, may dán chằng chịt để khỏi sây trầy lưng ngựa. Sau khi đặt nhẹ cái yên lên lưng ngựa, bác luồn hai sợi giây thừng qua dưới bụng ngựa và buộc chặt yên vào lưng ngựa. Hai sợi giây thừng này cũng được quấn bên ngoài bằng nhiều lượt vải. Mỗi lần đóng yên ngựa như thế,bác Phổ lại thầm ước làm sao kiếm được ít tiền, mua cái yên ngựa chế bằng da thứ thiệt như cái yên ngựa của ông Cổ-Be. Nghe nói ông Cổ-Be còm-măng cái yên ngựa đó từ bên Tây. Hôm ấy, bác Phổ không cưỡi ngựa, ghìm cương đi nước kiệu và cũng không bế tôi đặt lên lưng ngựa rồi thủng thỉnh dắt ngựa đi như mọi lần trước. Bác kéo tôi leo lên ngọn đồi, buộc ngựa vào một gốc sắn dưới bóng mát cây gạo rồi ngồi xuống, tựa lưng vào gốc cây gạo, duỗi thẳng hai chân về phía trước, mơ màng lim dim đôi mắt như đang nghĩ một điều gì. Còn tôi thì tung tăng, lang thang giữa những luống dâu, rình bắt vài con cào cào. “Cào cào giã gạo tao xem. Tao may áo đỏ áo đen cho mày”.
Trời đã đứng bóng. Không khí oi nồng vì im gió. Một vài nương dâu xanh không đủ sức làm dịu bớt cái nắng chói chang của buổi trưa hè. Thình lình, một chùm hoa gạo rơi xuống, làm bung mấy sợi tóc đã bạc màu trên trán khiến bác Phổ chợt tỉnh. Bác giơ tay vẫy tôi lại gần, kéo tôi ngồi xuống bên cạnh. Bác đưa mắt nhìn con ngựa giậm hai chân sau xuống đất kêu bồm bộp, rồi nói nhỏ như nói riêng với bác, nhưng tôi cũng nghe thấy. Bác nói những lời mà hồi đó tôi không hiểu, cho rằng chẳng ăn nhập gì với cái thú nuôi ngựa của bác: “Nghĩ thật hay. Con ngựa có bốn chân, nhưng chỉ có thể đá hậu mà không đá trước, đá ngang được. Muốn tránh bị ngựa đá thì đừng đứng sau ngựa. Con người có hai chân, nhưng lại có thể đá cảtứ phía. Cho nên, người có thể bị người đá bất cứ phía nào, khó biết đâu mà tránh!”
Bác Phổ chĩa ngón tay vẽ xuống đất những đường nét mà tôi không nhận ra bác định vẽ cái gì, con gì. Thấy bác có vẻ buồn, không vui như thường ngày nên tôi không dám hỏi. Không khí như có vẻ nặng nề thêm. Hoa trên cây gạo như thắm đỏ hơn. Cái nắng trưa hè như chói chang hơn. Trời vẫn im gió. Con ngựa không giậm chân xuống đất nữa, vểnh tai, ngửng đầu, đưa mắt nhìn bác Phổ. Chưa bao giờ tôi trải qua những giây phút như thế. Tôi đưa tay nắm bàn tay gầy guộc của bác, kéo bác đứng dậy. Bác nắm chặt tay tôi. Với cái nhìn thật xa bác Phổ nói thêm, nhưng lần này hình như không phải bác chỉ nói riêng với bác mà là nói cả với tôi: “Ngựa và chó là hai con vật rất trung thành với chủ. Chẳng có con ngựa nào hất chủ ngã xuống đất. Chẳng có con chó nào cắn lại chủ. Thế mà, người đời thật bất công, gọi con ngựa, con chó là loài khuyển mã! Đã đành khuyển là chó, mã là ngựa, nhưng khi nói đến hai chữ khuyển mã có ai nghĩ đó là những từ ngữ ngụ ý tốt đâu. Tội nghiệp cho con khuyển, con mã. Lòng trung thành của chúng kể cả loài người đã có mấy ai sánh kịp!”
Nói xong, bác Phổ cởi dây dắt ngựa ra về. Tôi lầm lũi bước theo. Hai bác cháu tôi không nói thêm một lời nào cho đến khi về tới nhà.
Denver, Colorado, tháng Tư 2000
* * *
No comments:
Post a Comment