Nguyễn Văn Đậu
Hà-nội đối với tôi vừa quen thuộc vừa xa lạ. Nó quen thuộc bởi ngôi làng ven đê sông Đuống, nơi tôi sinh ra, nay đã là một phần của thành phố Hà-nội, và cũng bởi những năm tiểu và trung học của tôi đã qua đi ở đây cho đến ngày tôi phải đi xa, khi vừa ngót nghét hai chục tuổi đầu. Nó xa lạ bởi con nguời tôi sau đó đã được định hình ở Sàigon. Tôi đã tham dự vào cuộc sống nghề nghiệp ở đây trong suốt thời gian đất nuớc bị chia hai, để đến khi thống nhất lại, tôi có hẳn một lý lịch hoàn toàn xa lạ trong một đất nước mà Hà-nội là thủ đô; và cũng bởi tôi là nguời bắc nhưng không sống hẳn ở miền bắc nên cái xa lạ càng lớn lên gấp nhiều lần.
Hà-nội đối với tôi vừa quen thuộc vừa xa lạ. Nó quen thuộc bởi ngôi làng ven đê sông Đuống, nơi tôi sinh ra, nay đã là một phần của thành phố Hà-nội, và cũng bởi những năm tiểu và trung học của tôi đã qua đi ở đây cho đến ngày tôi phải đi xa, khi vừa ngót nghét hai chục tuổi đầu. Nó xa lạ bởi con nguời tôi sau đó đã được định hình ở Sàigon. Tôi đã tham dự vào cuộc sống nghề nghiệp ở đây trong suốt thời gian đất nuớc bị chia hai, để đến khi thống nhất lại, tôi có hẳn một lý lịch hoàn toàn xa lạ trong một đất nước mà Hà-nội là thủ đô; và cũng bởi tôi là nguời bắc nhưng không sống hẳn ở miền bắc nên cái xa lạ càng lớn lên gấp nhiều lần.
Thế rồi, tôi trở lại Hà-nội sau hơn bốn mươi năm xa cách, và cũng có nghĩa đấy là lần đầu tiên tôi gặp lại Hà-nội mớí. Đầy lúng túng và bỡ ngỡ, nhưng tôi cũng cảm nhận được đôi điều trong một hoàn cảnh riêng. Tôi nói “riêng”, bởi vì tôi muốn nói về một Hà-nội vừa là của tôi, vừa là không phải của tôi. Như thế, tôi sẽ tránh được cái nhìn phiến diện của một nguời như nguời ngoại quốc bàng quan, và cũng không có cái nhìn mù quáng của một số nguời mang danh Hà-nội, cứ hãnh tiến coi mình là kẻ được cuộc trong cuộc nôi chiến kéo dài mấy mươi năm mới chấm dứt. Tôi cũng phải tự cảnh giác để khỏi rơi vào một định kiến chính trị mà ở những nguời thuộc diện như tôi thuờng có cái nhìn bất thân thiện về Hà-nội.
Tôi sẽ nói về Hà-nội trong một bối cảnh như thế, sau khi tiếp cận với nó một cách dân dã như cách nói thông thuờng của những nguời thân hiện đang sống nơi quê nhà.
* * *
Hà-nội đang buớc đến tuổi một ngàn.
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về đây, đổi tên Đại La cũ thành Thăng Long. Đại La do một viên quan nguời Tàu cai trị tên Cao Biền, xây năm 866. Năm 1397, với ý đồ mưu chiếm ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly cho xây kinh đô mới ở Nghệ An gọi là Tây Đô, và kinh đô cũ được gọi là Đông Đô. Năm 1407, nhà Minh bên Tàu sang chiếm nước ta, đổi tên Đông Đô thành Đông Quan. Năm 1430, Lê Thái Tổ, sau hai năm trị vì, đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, lấy lại tên Thăng Long nhưng lại viết khác đi theo một nghĩa mới là “Thịnh lên” thay vì “Rồng lên” như truớc kia.
Hà-nội là tên do vua Minh Mạng đặt năm 1831, có nghĩa là ở trong sông. Hà-nội nằm vào chỗ cong như cái vành tai của sông Hồng Hà, bên bờ phía nam. Hồng Hà là một con sông dữ nhưng đồng thời cũng là một con sông che chắn tốt truớc sự đe dọa của thú dữ và thiên nhiên, đặc biệt là sự đe dọa không bao giờ ngừng nghỉ đến từ nuớc Tàu to lớn phía Bắc.
Hà-nội ở tọa độ địa lý 21 độ vi bắc và 105 độ kinh đông; có diện tích 920.6 cây số vuông; với dân số thống kê năm 1997 là 2,154,900 người.
Từ năm 1888, Hà-nội bị nhượng cho chính quyền thực dân Pháp, trở thành thủ phủ của xứ Bắc Kỳ và toàn cõi Đông Dương, và cho đến thời Bảo Đại nói chung không có gì thay đổi. Lúc đầu, thành phố chỉ gồm các khu phố ở trung tâm bây giờ, với diện tích khoảng 130 cây số vuông và dân số ước chừng 270,000 người.
So sánh tấm bản đồ thời chính quyền Bảo Đại, do tòa Đô chính in năm 1951 với bản đồ đang lưu hành, ta thấy Hà-nội thay đổi nhiều. Hà-nội truớc kia có hình tam giác, đỉnh là bờ bắc hồ Trúc Bạch; đáy là đuờng Đại Cồ Việt; cạnh phía đông chạy dọc bờ sông Hồng; cạnh phía tây men theo bờ nam Hồ Tây, qua Thụy Khuê, xuống Kim Mã, gặp Hàng Lọng, xuống giáp cạnh đáy.
Hà-nội hiện nay được mở rộng ra cả bốn phía: phía bắc lên đến Chèm, Vẽ ở bắc Hồ Tây; phía nam xuống đến Thanh Trì, Giáp Bát; phía đông đến Từ Sơn, Đông Anh; và phía tây bao qua Nhuế đến tận ranh tỉnh Hà Tây. Diện tích Hà-nội hiện nay lớn hơn Hà-nội truớc kia gần mười lần.
Bộ mặt Hà-nội chủ yếu vẫn là ở khu trung tâm, với đường sá sạch đẹp, nhà cửa gọn ghẽ và nhiều cây xanh. Nơi đây tập trung nhiều cơ quan hành chánh, cơ sở ngoại giao, và nhà ở gần như được bảo tồn toàn bộ. Trong toàn cảnh đó, mấy tòa nhà cao tầng ở cạnh Bờ Hồ đã vô cùng lạc lõng. Đứng ở phía Bưu điện, nhìn lên nền trời phía đối diện, thấy cái lạc lõng có vẻ dốt dốt thế nào ấy. Tuy thế, xin mở dấu ngoặc, cái dốt dốt này vẫn còn hơn cái hỗn hỗn của những tòa biệt thự ở dọc chân đê Yên Phụ. Nó như một thách thức trước mối nguy cơ được báo trước cả ngàn năm về một nạn lụt có thể có từ nguồn nước sông Hồng.
Các cơ sở khác như viện nghiên cứu, trường đại học…, tập trung nhiều ở phần đất mới mở phía tây: Nghĩa Độ, Thanh Xuân Bắc. Với điều kiện quy hoạch mới, khu này hy vọng có một tương lai đẹp.
Việc mở rộng diện tích thành phố có liên quan nhiều đến việc đặt tên đường phố. Nói chung, đa số những con đường ở khu trung tâm không thay đổi nhiều với tên các danh nhân hay các tên quen thuộc của ba mươi sáu phố phuờng xưa. Một số tên các danh nhân mới được đem đặt cho những con đường mới mở, cũng có khi đem thay thế cho các tên cũ, như trường hợp bỏ các tên Hàng Lọng, Hàng Bột chẳng hạn. Hầu hết đây là những con đường lớn. Nếu cứ theo cái tập quán không thành văn hiện tại về sự trọng vọng của một cái tên tùy theo vào qui mô lớn nhỏ cuả một con đường, thì các danh nhân mới được trong vọng hơn các danh nhân cũ rất nhiều.
Có thể nói, ở Hà-nội mỗi tấc đất là một dấu tích lịch sử. Đền, đài, lăng, miếu, đinh, chùa lớn nhỏ có ở khắp nơi, và nó hiện diện hài hòa ngay ở giữa chốn bon chen ồn ã hôm nay. Và, chữ Hán. Chữ Hán có mặt ở mọi nơi mọi chốn: ở đinh chùa, ở mồ mả, ở cổng làng, nơi công quán hay nhà tư… Ở những nơi danh lam thắng tích không ít những câu, những ý của bao danh nhân còn được lưu giữ. Nay ta bươc đến tức là bước vào cả một quá khứ, nhưng lại không bắt tay được với nó. Ta, hôm nay dù kiến thức nhiều, dù đã từng đi khắp năm châu bốn biển, lại trở nên vấp váp trước chính bản thân mình. Vẫn biết, ta không thể đi ngược lại chiều tiến hóa chung, nhưng vẫn phải thừa nhận ở một mặt nào đó là ta đã không làm được việc chuyển tiếp văn hóa trong cộng đồng. Và như thế, lịch sử sẽ hiện thân như những mảng rời, những khối lạ duới con mắt của thế hệ này nhìn thế hệ khác.
* * *
Nói đến Hà-nội không có nghĩa là chỉ nói đến ba mươi sáu phố phường xưa, mà còn phải nói đến cả những vùng ven, cả toàn miền bắc. Hà-nội được mọi nguời biết đến bởi nó là thủ đô của một quốc gia. Nhưng nó còn được biết đến một cách dịu dàng hơn, say đắm hơn qua tính chất văn nghệ đặc thù trong những ca khúc về Hànội suốt cả nhiều chục năm nay.
Nguời Hà-nội của những thập niên 50-60 đầy lãng mạn với “gìó heo may về", với “tóc dài thả gió lê thê", với “khăn san bay lả lơi trên vai ai…” để từ đó tô đậm cho Hà-nội những nét thơ. Hôm nay, nguời ta hát về Hà-nội trong cái vẻ hiện thực hơn với “quán cóc liêu xiêu một câu thơ”, với “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau”, với “phố nhỏ, ngõ nhỏ nhà tôi ở đó…” để rồi chinh phục được cả một lớp trẻ mới lớn lên, tưởng chừng như chẳng bao giờ được nói những chuyện đó khi nhiều nguời thuộc lớp cha anh họ đã vì nó mà mang họa. Đây quả là một điều có ý nghĩa, bơi cái tình yêu đối với Hà-nội cứ tồn tại mãi mãi ở tận bên trong của dòng chảy thời gian, bất chấp mọi thử thach, đe dọa của đời người hay nguời đời. Hà-nội nhạc trẻ hay nhạc vàng, truớc sau chỉ là một. Và như thế, Hà-nội bỗng trở nên quen thuộc đối với ngay cả những nguời chưa một lần đặt chân đến đó.
Tôi cứ nghĩ đến sự thể Hà-nội được nói đến nhiều trong văn nghệ, và tự hỏi: “Có thật là chỉ ở đây mới có những cái hay, những cái đẹp, những cái thơ..?” Tôi biết, chỉ ở Hà-noi mới có những cái chỉ Hà-nội mới có, tôi cũng biết nhiều cái chung nhưng lại được nguời ta nói đến như là của riêng Hà-nội.
Gió heo may, cây bàng, ngõ hẹp, phố nhỏ… có phải không nơi nào có đâu nhưng cứ phải heo may Hà-nội, cây bàng Hà-nội, ngõ hẹp Hà-nội, phố nhỏ Hà nội cơ. Do đâu hay chỉ là do kỷ niệm của những con người có khả năng văn nghệ? Hay đây chỉ là một dạng phản ứng cá nhân trên cái nền bề thế tập thể? Phản ứng của cá nhân bao giờ cũng là một chỉ báo về một hướng thích nghi và về một bản chất chứa đựng cái ham muốn được bộc lộ.
Hồi mới đến sống ở Saigon, hơn bốn mươi năm trước, một bạn học nguời Saigon hỏi tôi: “Hà-nội của mày đẹp lắm hả?” Tôi đã suớng run lên, vội chụp lấy cơ hội, tán tụng Hà-nội khi ấy tôi nhận vẫn là của tôi, còn thêm vào cả nhiều cái mà tôi không biết. Có nghĩa là, một mặt tôi tự biến thành tù nhân của những gì người ta đã nói, một mặt là tù nhân của ảo tuởng của chính tôi. Tôi không nói rằng mọi nguời Hà-nội đều thế cả, nhưng tôi chắc chắn chỉ có người Hà nội mới hiểu rõ được chính họ và cuộc sống của họ.
Nguời Hà-nội hôm qua và hôm nay tỏa đi bốn phương trời và họ cứ thuờng nhớ thương về nơi chốn của họ một cách thật lòng. Niềm thương nỗi nhớ nào cũng mang đầy chất thơ, dễ làm rung động lòng người. Một thực tế sau năm 75: nguời Hà-nội xuôi Nam quá nhiều, đến độ một anh bạn Hà-nội của tôi nói rằng: “Đi trống cả phố phường!”. Cách nói của anh bạn cũng rất thơ, mà khi đã nói đến thơ thì cũng chẳng nên bàn sai hay đúng.
Từ ý hướng thích nghi đến ý hướng muốn bộc lộ bản chất, con người luôn luôn trải qua một trạng thái tạm gọi là bản thể hóa. Ở đây có nghĩa, con người đã can dự vào một tiến trình thật hóa về những cái khi nó còn chưa thật. Cái thật này sẽ là cái thật chỉ có thể tồn tại trong điều kiện không có bất kỳ một gián đoạn nào trong quá trình thật hóa ấy. Tôi muốn nói đến khả năng và sự bền chí của nguời Hà-nội trong các nỗ lực kết hợp hiện tượng với bản chất của một sự vật, trong một tham vọng to lớn về một sự tồn tại, để từ đó, có thể nẩy ra một ý thức tư hữu, hay là của tôi. Khi sự tồn tại đuợc đặt định trên những cái tư hữu hay của tôi như thế, thì phải chăng nguời Hà-nội đã tự minh định được chính mình trong thực tế xã hội?
Nguời Hà-nội giống người Huế ở chỗ bao giờ cũng rất tha thiết khi nói về mình. Nhưng cái tha thiết của họ không giống nhau: một đằng, Huế thuờng khởi đi trong tư thế tự khẳng định mình; một đằng, Hà-nội thường lại tin vào sự áp đặt giá trị mình thông qua sự xác nhận của chính mình. Huế là Huế riêng, từ giọng nói đến dáng đi, từ câu viết đến từ dùng… Hà nội thì chung riêng chẳng kể, hễ cứ ở đấy thấp thoáng có bóng dáng mình là được. Người Huế khi thành danh, ít người ở lại trong lòng mẹ Huế. Họ có mặt khắp nơi, chung thân làm kẻ nhớ về. Mẹ Hà nội ôm chặt lấy con, không những tần tảo nuôi chúng mà còn chỉ cho chúng nhìn ra cái hướng đi mở nước của tiền nhân để đến hôm nay những buớc nghìn năm cứ xuôi dòng nam tiến.
* * *
Hà-nội với xe gắn máy đời mới chạy đầy đường là một cái gì thú vị. Không thượng vàng hạ cám như ở Saigon. Xe ôm cũng đổi mới, bởi nói như một tay xe ôm: “Xe cũ chả khách nào chịu đi cả!” Trong mùa rét, dân xe ôm ăn mặc khá tươm tất. Họ thực tế hơn các đồng nghiệp của họ ở Saigon: thường nói sát gía để không mất người khách đầu tiên họ gặp. Ít ra là tôi đã gặp những trường hợp như thế. Trong thời gian ở đây, tôi sử dụng xe ôm thường xuyên, và lấy làm lạ về sự nhiễm thói quen ấy. Ở Saigon khi gọi xe ôm, tôi để ý đến mức độ tử tế của người lái, còn ở đây tôi để ý đến cái xe có phải là xe tốt không. Tôi nghĩ đến lời dạy của một giáo sư khoa kinh doanh đại cương: tất cả khởi đi từ sự tạo ra những thói quen tiêu dùng. Sự tạo ra nào cũng phải tùy thuộc vào những điều kiện vĩ mô của chủ thể mà nó nằm trong đó.
Hiện tuợng toàn xe gắn máy đời mới này, nếu ở Saigon, tôi cho là có ý nghĩa thuần kinh tế, nhưng ở Hà-nội, tôi thấy phải thêm vào đấy một ý nghĩa nhân văn nữa: tính thích phô trương, ưa chơi trội của người đất Bắc.
Hình như, đã có một ý kiến cho rằng đánh giá về một đô thị nên dựa vào tiêu chuẩn an toàn ở nơi đó. Thú thực, đi trên đường phố Hà-nội tôi có cảm giác an toàn hơn là ở Saigon. Xe chạy ít nháo nhào hơn, xe dừng đèn đỏ không lấn lên vạch sơn trắng, đặc biệt là rất hiếm ăn mày. Nạn ăn mày ở Saigon phát triển mạnh quá, đến độ không phân biệt được ăn mày thật với ăn mày giả. Ngay ở chùa Hương, một nơi mà hình ảnh người ăn mày đã đi vào thơ, nay cũng không còn:
“Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày…”
(Nguyễn Nhuợc Pháp)
Còn nguời giàu kẻ nghèo thì đâu và bao giờ cũng có. Vấn đề là sự cách biệt ấy có ở một trạng thái tự nhiên hay không mà thôi. Nhưng đấy lại là một chuyện lớn, phải cần thời gian mới có thể nhìn ra hết được.
Người Hà-nội đọc nhiều, hiếu học, ai cũng biết, nhưng những gì tôi thấy thì lại bắt tôi phải tìm cách để giải lý nó. Hà-nội có ít sạp báo hơn Saigon, nhưng giới bán báo rong lại nhiều hơn. Họ có mặt ở khắp nơi với những chiếc xe đạp có gắn loa ở "phuộc" xe, quảng cáo về nội dung các bài báo trong ngày. Ở các sạp báo, số đầu báo tương đối ít và thuờng chủ yếu là mấy tờ báo xuất bản ở Hà-nội. Những báo xuất bản ở Saigon chỉ lác đác, và có không đều.
Hiệu sách ở Hà-nội ít hơn ở Saigon, về qui mô cũng nhỏ hơn. Hiệu sách lớn nhất thành phố co lẽ là ở phố Tràng Tiền nhưng cũng không sánh được với nhiều tiệm sách ở Saigon. Về mặt hàng cũng không đuợc phong phú, khó mua được những sách có giá trị. Người ta nói, nên nghe theo những người biết chuyện tại đây: đến các viện, các trường đại học để mua sách! Điều này khiến tôi nghĩ đến một ý kiến hơn hai năm trước về một định chế tri thức cái máy, một định chế chẳng đặng đừng trong việc chuyển tải tinh hoa nhân loại trong một tình thế thời cuộc khó khăn. Trong tâm tư ấy, tôi phát hiện ra rằng trong số không ít những nhà tôi đã ghé chơi, tôi không thấy có bàn viết. Nhà lớn thì còn nghĩ nó ở trên gác hay ở nhà sau, chứ nhà nhỏ thì chỉ một cái luơt mắt là khắp nhà, trước sau chỉ thấy bộ salon hoặc cái bàn lỉnh kỉnh ấm phích dùng vào việc uống trà. Tôi cứ thắc mắc, không biết các cháu học hành thì ngồi viết ở đâu? Điều này có liên quan đến sách vở chứ chẳng chơi!
Một nguời bạn cho tôi biết, sách báo bây giờ cũng là một mặt hang và tùy thuộc vào thị trường, mà Saigon là thị trường quan trọng nhất. Nhiều năm trước có nhiều báo ở Hà-nội bàn việc thiết lập văn phòng thường trực ở Saigon, và trên thực tế đã nhiều tờ báo có cơ sở phát hành ở đây. Tôi cũng liên tưởng đến trường hợp một số ca sĩ của Hà-nội đã phải vào Nam tìm sự nghiệp của mình. Giữa Hà-nội với Saigon xưa nay vẫn có mối quan hệ chặt chẽ trong nhiều lãnh vực văn hóa, mà chúng không thể thiếu nhau trong sứ mệnh hình thành hoặc hoàn tất những sự việc lớn lao. Nhạc trẻ có khởi điểm rất sớm vào những năm 60 ở Saigon, rầm rộ một thời gian ngắn đến năm 75, rồi lắng đi. Cho đến những năm gần đây, chính những ca sĩ Hà-nội khua nó dậy thành hẳn một trào lưu mà giới trẻ bị cuốn hút vào, bỗng dưng như được uống một chất men ngọt trong đời. Một điều cần ghi nhận, hầu hết ca sĩ Hà-nội đều được đao tạo có quy củ cho nên khả năng của họ đuợc phát triển, có hiệu quả và bền vững, rất khác so với nhiều đồng nghiệp của họ ở Saigon.
* * *
Đến với Hà-nội là phải đến với những “quán” bán nước chè, những quán bán nước chè với ít bánh kẹo vặt vãnh khắp nơi khắp chốn. Một cái bàn nhỏ, thấp, với một hai băng ghế gỗ, kê sát chân tường phía trước một khuôn cửa được trổ ra. Khách ngồi xuống đó phải bình dân một chút, nhâm nhi chung trà đặc sánh, có khi với vài miếng bánh kẹo nhẹ tiền, có khi chỉ với mươi hơi thuốc lào thuốc lá. Nguời bán hàng hiện ra hiền từ, thường là mấy người lớn tuổi, hình như phần nhiều là nhưng người đã nghỉ hưu. Họ mở ra quán để có thêm thu nhập cho gia đinh, cũng có lẽ, để giao lưu với cuộc sống mà họ còn yêu mến, còn lưu luyến không muốn rời xa. Họ ngồi đó mà nghe, mà nói đủ thứ chuyện trên đời. Họ là nhân chứng sống của bao nhiêu biến cố lớn nhỏ, và bây giờ dường như chả còn biết sợ giời sợ đất gì nữa. Giữa Hà-nội hoàn toàn tự do, họ thoải mái bộc lộ nỗi mình. Còn ta, ta ngồi đấy mà nghe, trong hơi lạnh trời chieu, như nghe hồn Hà-nội thấm vào từng thớ thịt hòa lẫn với niềm vui nỗi buồn trải dài trải rộng.
Có phải đấy là Hà-nội? Phải rồi. Ta còn tìm thấy nét Hà-nội ấy trong những dáng người nhẫn nhịn giữa đêm sâu, nhặt nhanh từng đồng bằng đôi quang gánh chắt chiu với ngọn đèn hột vịt u hoài. Những nguời đã làm nên hồn phố thiên thu của Hà-nội. Một nét Hà-nội tuyệt vời.
Tôi có cảm tuởng nhiều người trẻ Hà-nội đang ở trong cái dòng chảy ấy. Tôi đã đến dự buổi tập đàn của một nhóm bạn trẻ, violon và cello. Họ nghiêm túc lắm, từ giờ giấc đến kỷ luật tập dượt, đặc biệt khi tập họ ăn vận như khi biểu diễn trước công chúng. Tôi đã chứng kiến một cô gái, trút tấm áo khoác cho vào giỏ, cột cây cello vào sau xe đạp, ra về. Trời Hà-nội lúc này khuya và lạnh. Tôi nhìn theo cô và sực nhan ra rằng sức mạnh của Hà-nội chính là ở những cái như thế. Và, sự nghiêm túc của nhóm các bạn trẻ này đã một lần nữa nhắc cho tôi không bao giờ được quên rằng không có một sự cẩu thả nào có thể đưa ta đi đến đâu được cả.
Đi sâu vào Hà-nội, còn phải kể đến những bữa cơm gia đình, những lời mời. Ở những gia đình nền nếp, ta vẫn còn bắt gặp những câu chào hỏi, những lời mời có hẳn một ý nghĩa riêng. Chẳng hạn lời mời trong bữa cơm: “Con mời bố mẹ xơi cơm”, “Cháu mời bác xơi cơm ạ”. Chủ từ, túc từ hẳn hoi chứ không trống không. Và này, hai mẹ con trong lúc ăn cơm: “Xới mẹ bát cơm”, “Vâng ạ”, “Cơm mẹ ạ”, “Mẹ xin”. Chao ôi! Ta phải choáng váng đi ấy chứ. Họ nói với nhau một cách tự nhiên chứ không gượng gạo, dịu dàng chứ không cường điệu. Tôi nghĩ, phải là những người có một căn bản cả nghìn năm văn hóa mới có thể nói được với nhau như thế. Cái ý nghĩa cao nhất của những lời mời đó chính là ở chỗ biết nghĩ đến người khác. Hiển nhiên, đối với những nguời không từng sống trong bối cảnh ấy thì không thể nào mà hiểu được.
Cả những lời chào, lời hỏi cũ kỹ nay vẫn phổ biến ở làng quê miền Bắc, vẫn tiếp tục mang những ý nghĩa riêng. Tỉ như, khi đến nhà nhau người ta hỏi nhau trong cái thân tình: “Ông cả có nhà không đấy?”, khi về cũng xởi lởi: “Em về đây, ông ạ”. Tất cả đều chững chạc, lớn tiếng, công khai - biểu tỏ tính cách lương thiện của những nguời lương thiện.
Xin hãy giữ lấy, yêu lấy đức “chỉn chu” của nguời Hà-nội. Từ một bữa cơm tươm tất luôn được coi trọng, đến những tấm bánh, phong kẹo mà chỉ cần ngó thấy cũng đã mát mắt rồi. Sự chu đáo trong cách cư xử cũng từ đấy thoát ra, và phải chăng, cũng là một trong những yếu tố làm cho giường mối gia đinh thường xuyên bền chặt?
* * *
Hà-nội có những “tính cách” riêng, ai cũng biết. Tôi cứ băn khoăn, làm sao nói ra được những “tính cách” riêng ấy?
Này là chữ nghĩa trên đường phố.
Bây giờ, ở đôi nơi người ta viết tiệm chứ không viết hiệu, viết trà chứ không viết chè; người ta nói mập chứ không nói béo. Đất nước thống nhất, mọi cái đều có thể đã trong nhau. Tôi lấy làm thú vị, cười một mình về mấy chữ “Sửa đuôi nắn càng” trên mấy tấm bảng của một tiệm sửa xe gắn máy chỗ đầu cầu Long Biên. Sửa và nắn đi với nhau mới thân mật làm sao, lại nắn càng nữa mới ngộ nghĩnh chứ!
Dọc đường Láng Thượng có nhiều bảng đề “Giặt khô là hơi”, “Tắm nước nóng nước lạnh”. Hiển nhiên đây là nhu cầu ở một nơi có khí hậu lạnh và ẩm. Quần áo giặt phơi ở nhà biết khi nào cho khô, vào tiệm là tiện nhất. Tắm nữa, đây không phải là do hiếm nuớc ngọt như ở Hà Tiên, mà là do tính cách tiện nghi của nó. Này nhé, một ông đi làm về, tạt vào tắm một trận nước nóng, rồi về nhà khỏi phải lỉnh kỉnh đun nước tắm, tiện biet bao. Có điều, không biết có các tiệm tắm nước nóng nước lạnh riêng cho các bà không?
Quanh khu gò Đống Đa, tôi thấy cách dùng chữ “y” rất lạ của người bình dân (hay của mọi người?), chẳng hạn tôi đọc thấy Bác sỹ chứ không phải Bác sĩ, bánh mỳ chứ không phải bánh mì… Người ta viết “y” cả những khi không cần thiết. Các cơ quan chức năng có đưa ra khuyến cáo, nhưng rồi cũng bị lờ đi.
Ở các ngả tư đường phố có treo bảng tên đường, nhưng tôi không hiểu tại sao thường chỉ treo một tên thôi, còn tên con đường cắt ngang lại treo ở một chỗ khác, có khi ở gần ngay đấy. Hình như treo hai bảng tên một chỗ, sát mép và thẳng góc với nhau trông đẹp hơn, hợp lý hơn, nhưng có thật vậy không hay chỉ vì tôi đã quen thấy thế ở Saigon?
Cách đặt tên ngõ cũng có vẻ lủng củng. Thử lấy thí dụ, một phố Khâm Thiên với hàng chục ngõ mà mỗi ngõ mỗi tên thì bắt người ta nhớ nhiều tên quá, chưa kể địa chỉ ghi ra không giúp định đuợc vị trí và độ sâu của nó trên đường chính, khi ngõ dài và không thẳng. Ở Saigon ngõ gọi là hẻm, địa chỉ ghi cứ dùng mấy cái “xuyệc” là xong. Nhà trong hẻm nhờ vậy tìm cũng dễ.
Này là người tôi gặp trên đường phố.
Tôi thích cái tiếng nhỉ nói theo cách của các cô gái Hà-nội. Nó không là “nhỉ” mà là “nhỉả, là nhỉở”. “Buổi đi chơi vui quá nhỉả”. Khi nói, cái miệng hơi há ra, ở đó có tí vui, tí nghịch, tí níu kéo, tí thỏa mãn. Hình như khi lớn, người ta không nói như thế nữa.
Một lần, tôi hỏi thăm đường một anh thanh niên. Anh nghe cái tên đường mới, nhìn tôi một lượt từ trên xuống dưới, rồi nhanh nhảu nói cái tên cũ của con phố và chỉ cho tôi: “Đấy, phố… là phố… ngày xưa đấy!” Sao lại “ngày xưa đấy”? Có phải anh đã kịp đánh giá đối tượng và nhận ra tôi là người Hà nội cũ? Hay chỉ là một phản ứng tự nhiên trước những câu hỏi tương tự mà anh đã gặp? Dù ở trường hợp nào tôi cũng, một mặt, thầm phục cái tinh ranh của anh; một mặt, cảm thấy yên ổn trong lòng khi nghĩ rằng quả cuộc chiến đã đi qua thật rồi.
Cuối cùng, tôi nghĩ về một con đường mà tôi cho là tiêu biểu của Hà-nội: Hàng Ngang, Hàng Đào. Hai cái tên ấy cứ phải đi liền với nhau, cái nào trước cái nào sau cũng được. Một con phố nhỏ, không dài, chạy dốc từ Bờ Hồ lên qua cửa chợ Đồng Xuân, buon bán sầm uất vào bậc nhất thành phố. Đường phố một chiều nên cũng dễ đi. Đứng từ đầu cao nhìn tới, những cái xe chạy lại cái nào cũng như chồm lên một tí, nhìn thấy hay hay và cảm thấy đôi chút phấn chấn trong lòng.
Nhà cửa hai hàng khít khịt, hẹp bề ngang và vẫn mang vóc dáng xưa cũ ngày nào. Người ta buôn bán ở phía trước, còn phía sau để ở. Nhà nào hầu như cũng chừa một lối đi ít khi rộng tới một thước tây, chạy sâu vào phía trong. Tôi tưởng tượng hai dãy nhà cứ như hai dãy lồng chim, những cái lồng son nhốt những con chim quí trong đó. Chim lồng gạo trắng nuớc trong, lảnh lót cất tiếng hót kinh doanh tháng năm không dứt. Với tôi, ở cái tuổi này, Hà-nội còn lý thú ở cái tên gọi. Không phải là những cái tên chung chung mà là những cái tên gọi về kỷ niệm, có khi gọi dậy cả quá khứ. Này nhé, Ô Quan Chưởng, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy… Chữ ô về ly thì không cần viết hoa, nhưng nguời ta cứ thích viết hoa. Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng cung thế, chữ ngã tư cứ viết hoa, còn tên chính thì chỉ có một âm, thoát ra như tiếng thót con tim phả ra hơi ấm. Rồi Chèm, Vẽ, rồi Ngõ Trạm, Ngõ Huyện…, phong kiến thì thật là phong kiến nhưng thân thiết cũng thật là thân thiết. Lại cả một loạt đuờng phố có tên bằng chữ Hàng. Sao nó nôm na thế mà cũng sang cả thế! Không ngôn ngữ một nước nào dịch được chữ Hàng đó. Trung Quốc cũng không có chữ tương đương. Thế mới biết, truớc sau Nam quốc với Bắc quốc vẫn là phân minh phong thổ.
Tên gọi và chữ nghĩa của Hà-nội thực ra, có nói cũng không cùng!
* * *
Cơn sốt ca khúc về Hà-nội đã tạm lắng xuống. Lạc vào đấy, có đôi tiếng hát muộn màng không khớp nhịp. Chuyện đời xem ra chẳng ngoài hai chữ thế với thời, mà trong đó mọi giá trị không thể không do ở tự nhiên và chân thật. Truớc hôm về Hà-nội, tôi nhớ đến một chuyện cũ bên Tàu: Giả Đảo xưa đêm ngày nhớ quay nhớ quắt nơi mình đã sinh ra, mới một lần tìm về. Nhưng khi về đến sông Tang Càn, đứng ngoảnh nhìn lại thì nhận ra rằng Hàm Dương mới chính là quê hương của mình.
Hôm rời Hà-nội, tôi nghĩ thấy thương Giả Đảo quá, nhưng cũng chỉ chia sẻ với ông được một phần thôi. Tự dưng, tôi thấy thèm nói với con và cháu tôi rằng quê hương ở trong ta, rằng trong đời phải cố gắng tránh nội chiến bơi nội chiến luôn luôn chỉ là một thảm kịch.
Để kết thúc những dòng viết này, tôi xin mượn một câu trong một bài hát về Hà-nội hiện đang rất được phổ biến:
Chỉ còn em còn em
Im lặng đến tê người...
Hôm rời Hà-nội, tôi nghĩ thấy thương Giả Đảo quá, nhưng cũng chỉ chia sẻ với ông được một phần thôi. Tự dưng, tôi thấy thèm nói với con và cháu tôi rằng quê hương ở trong ta, rằng trong đời phải cố gắng tránh nội chiến bơi nội chiến luôn luôn chỉ là một thảm kịch.
Để kết thúc những dòng viết này, tôi xin mượn một câu trong một bài hát về Hà-nội hiện đang rất được phổ biến:
Chỉ còn em còn em
Im lặng đến tê người...
Nguyễn Văn ĐậuSài Gòn, 25-03-1998
Tôi đọc những lời , những ý nghĩ của một người HNnay xa HNanh đã viết khá chi tiết , cũng khá đầy đủ của những năm tháng cũ , nay HN khác hơn chts ít , song tình cảm của những người HNvẫn không hề thay đổi , vẫn luôn nhớ mong về những người thân yêu của mình dù họ xa HNđã lâu
ReplyDelete