Thursday, April 25, 2013

Tuyết Tháng Năm

Đào Vũ Anh Hùng

Tôi thích chơi đàn nhưng lười và không có khiếu học nhạc. Hồi năm lớp nhất, mỗi khi nhìn vào sách nhạc, tôi hoa cả mắt, như nhìn những hạt đậu đen, đậu trắng rơi vãi ngổn ngang trên khung nhạc. Tôi biết tên khoá Sol, biết mần mò chỉ danh các nốt, nhưng không để tâm gì đến nhịp, đến giá trị của các dấu tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép...  Thầy Sắc dạy chúng tôi chơi đàn mandoline. Học xong cả lớp hầu như đứa nào cũng biết đờn tửng tửng, còn tôi chỉ biết vểnh tai trâu ngồi nghe và... tiếc mình sao không chịu khó để bây giờ cũng tửng tửng như ai. Năm đệ Nhị, ông Phạm Mạnh Cương dạy tôi môn Toán, nói tôi muốn học thì đến nhà ông ở Trần Quốc Toản, ông sẽ dạy free.  Tôi ở mãi dưới Phú Nhuận, vừa ngại đường xa vừa lười biếng nên từ chối. Thành ra sau này nhiều lúc nổi máu văn nghệ, muốn ôm cây guitar tưng tửng cho đỡ buồn mà không biết đàn nên vẫn cứ nhiều lúc buồn. Đàn mò một vài bài mình nghe có vẻ được nhưng người khác nghe thì có vẻ hành hạ lỗ tai người ta quá.

Wednesday, April 24, 2013

Như Lời Tựa

Thơ: Trịnh Công Sơn
Video Clip: Tg




Quydenver Quydenver

Từ phố biển xa xôi
Em gửi mùa xuân tới
Anh phố núi bồi hồi
Nghe đất trời mở hội...

Tuesday, April 23, 2013

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 8

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người 


8. Nghĩ về tình người

Anh LĐTh và tôi cùng theo học Khóa 10 Võ Bị Dalat. Trong giai đoạn thực tập tại Đồ Sơn ngoài Bắc trước khi mãn khóa, anh và tôi được thu xếp thực tập chung trong một trung đội vũ khí nặng. Lần đầu tiên tôi gặp lại anh kể từ sau ngày mãn khóa và được biết chị là tại Denver, Colorado khi anh cùng chị đến tạm định cư tại đây mươi năm về trước. Tôi nói tạm định cư vì anh chị cho biết sẽ chỉ ở đây ít năm rồi xuống Texas hay sang California. Anh chị và vợ chồng tôi trở thành những người bạn thân thiết, thường gập gỡ chuyện vãn về mọi thứ chuyện lỉnh kỉnh. Trong lúc chuyện trò như thế, tôi cảm thấy như có cái gì hơi mâu thuẫn ở anh chị: Anh chị rất mộ đạo Phật và là 2 Phật tử thuận thành. Anh chị cho biết tối nào cũng tụng kinh và cầu an cho vợ chồng tôi, nhưng đồng thời cũng thường tỏ lộ mối thù hận tột độ còn giữ trong lòng. Nhân khi chị gửi cho tôi một số thơ văn, tôi đánh liều viết một thư dài hồi âm anh chị.

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 7

Quýdenver 2005


50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...




7. Nhớ về cuộc chiến

Khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường tại Hà nội, tôi có 3 người bạn thân cùng lớp tuy có một người khác trường: Nguyễn Tất Đạt, Trần Thế Thảo(*) và Nguyễn Thị Minh Thúy(*). Năm 53, Đạt vào Không Quân, được gửi sang Pháp học vô tuyến, sau biệt phái làm giáo sư tại trường trung học Quốc gia Nghĩa tử; tôi gia nhập trường Võ Bị Đalạt, thuyên chuyển sang Không Quân sau khi ra trường một thời gian. Năm 54, đất nước chia đôi, tôi và Đạt vào Nam theo nghề nghiệp mình đã lựa chọn; Thảo và Thúy ở lại Hà nội bởi vì “dẫu sao thì mình cũng là người Hà nội, Hà nội là của mình nên không thể bỏ”.

Hơn 20 năm sống trong Nam, gia đình tôi và gia đình Đạt đều cư ngụ tại Saigon, đi lại gập gỡ nhau hàng tuần, còn Thảo và Thúy thì tuyệt nhiên không có tin tức gì. Tháng 4/75, tôi bỏ nước sang Mỹ, Đạt kẹt lại Saigon và chúng tôi mất liên lạc với nhau.

Monday, April 22, 2013

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 6

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người


6. Lại một bắt đầu

Cuộc đời là gì nếu không phải là những chưỗi dài những cái bắt đầu... bắt đầu cho một khổ đau, bắt đầu cho một hạnh phúc, bắt đầu cho một nỗi buồn, niềm vui...

Đại tá X, người đã lo cho vợ con tôi an toàn đến Mỹ trước đây, có lần nói với tôi cuộc sống tại Mỹ rất khó khăn đối với những người không có một nghề nào trong tay như tôi, trong khi lại phải lo cho một người vợ không biết tiếng Mỹ với 5 đứa con còn nhỏ tuổi. Đó cũng là điều tôi thật sự lo lắng, nhất định phải kiếm một việc làm trong thời gian sớm nhất. It ra, đã hơn một lần tôi nói với người vợ không biết tiếng Mỹ và 2 đứa con trai lớn, còn ở tuổi vị thành niên: “Nên nhớ, chúng ta chạy sang Mỹ vì tự do chứ không phải vì miếng cơm manh áo!”

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 5

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người

5. Tháng tư bát nháo

Một-Chín-Bảy-Lăm. Trong cái bát nháo của tuần đầu tháng tư năm đó, tôi nghe tin KQ có một chương trình đưa vợ con hoa tiêu F-5 đến một nơi an toàn, nếu có chuyện gì xảy ra, để các hoa tiêu này yên tâm chiến đấu (sic). Vài ngày sau, tôi lại nghe tin KQ có một chương trình tương tự cho các Sĩ quan giữ chức vụ quan trọng. Tôi không biết chức vụ của tôi khi ấy có được người ta coi là quan trọng không. Thực tình, tôi chẳng bao giờ thắc mắc về điều này, nhưng hình như đã có lần tôi văng tục: “Nếu không có vũ khí thì KQ chỉ là KQ giấy!”. (Trách vụ của tôi là lo về vũ khí, bom đạn cho KQ).Nghe nói có chương trình này chương trình nọ, tôi cũng hơi chao đảo. Tôi hỏi mấy ông mà tôi nghĩ đang phụ trách chương trình trong phần sở tôi phục vụ là NKĐ, ĐKQ, NKTh, NT, NVL thì có ông nói mập mờ rằng không rõ, có ông đoan chắc chức vụ của tôi quan trọng chứ sao lại không! Do vậy, tôi có phần hơi yên tâm.

Sunday, April 21, 2013

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 4

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành -
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu -
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người


4. Quân hành lỗi nhịp

Một-Chín-Năm-Ba. Tôi thi trượt tú tài 2, bị động viên vào Khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức nhưng tôi đến Bộ Chỉ Huy Quân Khu 3, làm đơn xin Tướng Vận can thiệp cho tôi theo học Khóa 10 Võ Bị Đà-lạt cũng sắp khai giảng vào dịp đó. Vì tôi có bằng Tú Tài 1, không phải qua cuộc thi tuyển nên đơn xin của tôi được chấp thuận. Tôi không nhớ ông Tướng Vận họ gì, hình như họ Nguyễn, Nguyễn Văn Vận thì phải.

Mãn khóa vào tháng 6 năm sau, tôi được phép trở về Bắc để đưa gia đình vào Nam.

Tôi về làng tử giã bác Phổ. Bác dơ tay chào và gọi tôi là Thiếu úy. Tôi quỳ xuống ôm chân bác, xin bác cứ gọi tôi bằng tiếng cháu như khi xưa. “Cháu đã từng đi khu chiến, và ở khu chiến về. Bây giờ cháu vào Nam, có thể miền Nam sẽ cũng là một khu chiến khác đấy!” Câu nói của bác khiến tôi liên tưởng đến 2 chữ “trí thức”.

Saturday, April 20, 2013

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 3

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người


3. Qui hồi cố thành

Một-Chín-Bốn-Chín. Sau khi Bố tôi cùng với một đứa cháu bị Tây bắn chết trong cuộc hành quân càn quét vào cuối năm, người anh thứ hai của tôi bỏ sở làm trốn về nhà để cùng tôi đưa gia đình hồi cư về Hà-nội. Gia đình tôi lúc đó gồm có 6 người: Mẹ tôi, người anh thứ hai với người vợ và đứa con gái 11 tháng, tôi và đứa em trai út. Giữa đường, anh tôi bị nhiễm thương hàn, không có thuốc chữa trị, chết đúng 10 ngày sau khi Bố tôi bị Tây bắn chết. Tôi đã tự tay bới đất vùi nông thân xác anh tại một góc ruộng mà bây giờ không nhớ thuộc nơi chốn nào. 10 ngày, 3 người thân trong gia đình bị định mệnh cướp giật đi. “Đó là cái giá chúng ta phải trả, con ạ”, Mẹ tôi nói, “trả cho những cái ngoài tầm tay mình!” Tôi không dám hỏi thêm Mẹ tôi, nhưng nếu đấy là cái gíá chúng tôi phải trả cho mấy chữ Dân chủ - Tự Do - Hạnh Phúc thì quả thật là quá đắt. Đối vớí tôi, mấy chữ mà người ta rêu rao ấy đã sớm hiện hình thành cái bánh vẽ, và tôi đang trên đường từ bỏ cái bánh vẽ ấy!

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 2

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?...


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người

2. Bên lề khu chiến

Một-Chín-Bốn-Sáu. Cách mạng bùng lên rồi Thủ Đô kháng chiến. Gia đình tôi rời Hà nội về làng để thu xếp đáp chuyến tàu hỏa chót di cư lên mạn ngược, nhưng bác Phổ - một người hàng xóm thích nuôi ngựa - lại thích nói là chúng tôi lên khu chiến (Liên Khu 10). Bác đi theo chúng tôi trên quãng đường gần 3 cây số, đến tận ga Yên Viên để tiễn đưa và chúc chúng tôi lên khu chiến bình an. Bác bế tôi đặt lên bậc thang toa tàu, y như thể bác bế tôi đặt lên lưng ngựa khi trước.

Bác nói nhanh như sợ con tàu chuyển bánh, không nói kịp: “Chốc nữa, trên đường về, bác sẽ tạt qua dốc phố cầu Đuống, tìm gập ông chủ xe ngựa để giạm bán con ngựa của bác. Thầy mẹ cháu đi rồi, cháu đi rồi, còn ai để nói chuyện với bác về ngựa nữa. Nó là con chiến mã, cháu ạ. Tiếc rằng bác cháu mình không phải là những vị tướng tài để cưỡi nó, xông pha trận mac. Tội nghiệp cho con ngựa. Rốt cục rồi nó cũng chỉ là một con vật kéo xe!”

Nghĩ về một cuộc chiến, nhớ lại những chặng đời - 1

Quýdenver - 2005

50 năm xa Hànội
30 năm mất Saigon
Bao nhiêu năm đất khách
Cho tròn nỗi cô đơn!?... 


1. Một thoáng ấu thơ - 2. Bên lề khu chiến - 3. Qui hồi cố thành
4. Quân hành lỗi nhịp - 5. Tháng tư bát nháo - 6. Lại một bắt đầu
7. Nhớ về cuộc chiến - 8. Nghĩ về tình người


1. Một thoáng ấu thơ

Mọi người trong làng đều gọi bác là “Phổ ngựa”, nhưng tôi lúc nào cũng gọi bác là bác Phổ. Bác Phổ thích ngựa, nuôi một con ngựa. Hầu hết người trong làng không thích ngựa nên cho bác là người gàn, dở hơi. Có người còn bĩu môi khinh thị, xì xào chê bai bác là nghèo rớt mồng tơi, miệng không đủ miếng ăn mà còn nuôi ngựa. Bác nghe thấy, chỉ cười, không nói gì.

Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa có ý niệm rõ rệt về sự cách biệt giầu nghèo giữa người này người nọ. Trước mắt tôi, ngôi nhà tranh ba gian hai chái của bác Phổ chẳng khác ngôi nhà ngói, cũng ba gian hai chái, của bố mẹ tôi bao nhiêu. Duy cái sân trước nhà bác có hơi chật hẹp thật đấy, nhưng cũng chỉ tại bác ngăn hơn nửa khu đất để làm chuồng nuôi ngựa. Tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại bĩu môi khinh thị, xì xào chê bai cái thú nuôi ngựa của bác Phổ và cho bác là người gàn, dở hơi.